Tìm hiểu về Chỉ số chống Bụi Nước IP (Ingress Protection)

09

01

Máy bộ đàm là thiết bị liên lạc vô tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc giữ kết nối đội ngũ nhân viên một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất hiện nay. Không chỉ là thiết bị cung cấp khả năng liên lạc ổn định và tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, máy bộ đàm ngày nay còn được các nhà sản xuất đảm bảo có khả năng chống chịu và hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt khác: môi trường dễ cháy nổ, môi trường gần sông/biển,…đã biến vai trò của bộ đàm cầm tay càng ngày càng quan trọng thậm chí là không thể thiếu trong việc vận hành hằng ngày của nhiều đối tượng doanh nghiệp.

Một trong số các đặc điểm mà hầu hết các mẫu máy bộ đàm từ cơ bản đến nâng cao đều có khả năng đáp ứng đó chính là khả năng chống/kín bụi nước. Vậy khả năng chống/kín bụi nước trên thiết bị bộ đàm được phân loại cụ thể theo tiêu chí nào ?phanphoimotorola.vn xin mời các bạn dành một chút thời gian đọc bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách chi tiết Chỉ số chống bụi nước trên máy bộ đàm hay còn được gọi là chỉ số IP (Ingress Protection Rating)

Cùng nhau theo dõi nhé!

Khái niệm của Chỉ số kín bụi nước (IP) trên bộ đàm

Khả năng kín bụi/nước hay còn được gọi tắt là tiêu chuẩn IP là tiêu chuẩn được hiệp hội Quốc tế công nhận và quy định khả năng chống chịu của thân máy bộ đàm khỏi sự xâm nhập của vật thể rắn có kích thước nhỏ hoặc rất nhỏ: bụi, cát, mạt sắt,…và chất lỏng: nước, hơi nước,...

Kí hiệu và bảng phân loại mức độ chống chịu, kín bụi/nước trên máy bộ đàm

Chỉ số chống, kín bụi/nước chúng ta thường hay bắt gặp trên các thiết bị điện tử ngày nay: laptop, điện thoại, đèn pin,…được kí hiệu bởi chữ IP kèm theo 2 số viết liền sau đó. Ví dụ: IP54, IP67,…

Chữ số đầu tiên quy định mức độ bảo vệ thân máy của máy bộ đàm có thể chống lại sự xâm nhập của các vật thể rắn có kích thước nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận vi mạch điện tử, chipset xử lý như: kim loại, đá, cát,....

Chữ số thứ hai thể hiện khả năng chống lại sự xâm nhập của chất lỏng để bảo vệ thân thân máy như: nước, hóa chất, hơi nước,…

Chữ số đầu tiên phân loại mức bảo vệ của máy bộ đàm có thể chống lại sự xâm nhập rắn: kim loại, đá, cát,.... Mức bảo vệ cao nhất là ngăn được sự xâm nhập của vật thể li ti như Bụi.
 
Chữ số thứ hai thể hiện mức độ chống lại sự xâm nhập của chất lỏng khác nhau bao gồm cả phun nước với áp suất thấp và vòi phun nước cao áp. Mức độ chống chất lỏng xâm nhập cao nhất là khả năng ngăn nước dù chìm trong nước lớn hơn 1 mét trong một khoảng thời gian dài.

Bảng phân loại mức độ bảo vệ, chống xâm nhập (chỉ số IP) của máy bộ đàm cầm tay

Nếu bạn chưa hiểu rõ mức độ bảo vệ của bộ đàm đang sử dụng hoặc đang tìm loại bộ đàm có mức độ bảo vệ phù hợp với môi trường làm việc của bạn, thì bạn có thể tham khảo bảng phân loại dưới đây:
 

Phân loại mức độ bảo vệ khỏi tác nhân rắn bên ngoài: kim loại, đá, cát, bụi,...

 
Mức độ Mô Tả
0 Không có khả năng bảo vệ
1 Bảo vệ chống lại vật thể có đường kính lớn hơn 50 mm
2 Bảo vệ chống lại vật thể có đường kính lớn hơn 12,5 mm
3 Bảo vệ chống lại vật thể có đường kính lớn hơn 2,5 mm
4 Bảo vệ chống lại vật thể có đường kính lớn hơn 1 mm
5 Ngăn bụi - nhưng không ngăn hoàn toàn
6 Chống bụi hoàn toàn
 

Phân loại mức độ chống xâm nhập khỏi chất lỏng:

 
Mức độ Mô tả
0 Không ngăn nước
1 Ngăn nước nhỏ giọt (phương thẳng đứng)
2 Ngăn nước nhỏ giọt (nghiêng góc 15 độ)
3 Ngăn các tia phun nước (từ 0 - 90 độ)
4 Ngăn tia phun nước phun tung tóe
5 Ngăn tia nước từ vòi xịt với áp suất thấp
6 Ngăn tia nước từ vòi xịt áp suất cao
7 Ngâm trong nước ở độ sâu dưới 1m trong 30 phút
8 Ngâm trong nước ở độ sâu trên 1m trong 30 phút

Ví dụ:

Tiêu chuẩn chống,kín bụi và nước của sản phẩm Motorola XiR P3688 là IP54, vì vậy sản phẩm này có khả năng ngăn bụi xâm nhập vào bên trong bo mạch, nhưng không ngăn hoàn toàn 100%, ngoài ra thiết bị còn có khả năng chống nước phun từ mọi hướng.

Hoặc chỉ số chống bụi/nước trên máy bộ đàm Motorola XiR P6620i-TIA là IP67, thiết bị sẽ có thể kháng được tất cả các loại bụi từ bụi kim loại đến bụi mịn công nghiệp và chống xâm nhập của chất lỏng ở độ sâu 1m trong vòng 30 phút.

Hướng dẫn mua máy bộ đàm có chỉ số IP phù hợp với nhu cầu

Với sự đa dạng về mẫu mã, tính năng của nhiều loại máy bộ đàm khác nhau trên thị trường hiện nay chắc chắn sẽ tạo sự bối rối cho những khách hàng lần đầu tiên mua sắm cho đội ngũ nhân viên của mình.

Hệ Thống Bộ Đàm sẽ phân loại máy bộ đàm có tiêu chuẩn IP phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp để bạn đọc có thêm thông tin hữu ích khi lựa chọn và tìm mua máy bộ đàm có tiêu chuẩn IP chống bụi/nước phù hợp nhất:

Lĩnh vực sản xuất/thương mại, dịch vụ:

Với các công ty sản xuất thiết bị điện tử, may mặc, thức ăn chăn nuôi, gạch men, nhà hàng – khách sạn, tổ chức event/sự kiện, shop/cửa hàng…đặc thù ít tiếp xúc với bụi mịn và chất lỏng thì các bạn có thể chọn mua các mẫu máy đạt chuẩn IP54: HYT TC508, Teamup T520, Motorola XiR C2620/P3688, Kenwood TK2000/TK3000,…

Lĩnh vực nông nghiệp/cứu hộ, cứu nạn/an ninh cảng biển/Vận tải đường biển:

Tiêu chuẩn kín bụi/nước IP67 chắc chắn sẽ là ưu tiên với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vì có thể nhân viên của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân thời tiết: nắng, gió, hơi nước, độ ẩm cao, mưa,...Bộ đàm tiêu biểu: Motorola XiR P6600i/P6620i, iCom M73/M88,…

Khai thác khoáng sản/hóa chất/dầu khí:

Ngoài chỉ số kín bụi/nước, tiêu chuẩn phòng nổ là điều kiện tiên quyết trong một số lĩnh vực đặc thù khác

Đây là các lĩnh vực hoạt động trong các môi trường thường xuyên tiếp xúc với các chất/bụi dễ cháy: khí gas, bụi carbon, hóa chất…vì vậy tiêu chuẩn IP67/IP68 kín chống bụi/nước phải được doanh nghiệp chú trọng trên các thiết bị liên lạc của mình, bởi vì chỉ với một trục trặc nhỏ trên máy bộ đàm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của đội ngũ nhân viên của bạn! Ngoài ra, các tiêu chuẩn về an toàn phòng chống cháy nổ cũng phải được xem xét và buộc phải trang bị trong một số ngành nghề đặc thù: sản xuất hóa chất, khai thác dầu khí,…

Lời kết

Bài viết giới thiệu về tiêu chuẩn IP chống bụi/nước của chúng tôi chia sẻ hi vọng sẽ góp phần giúp bạn đọc có thêm kiến thức đa chiều về các dòng bộ đàm có mặt trên thị trường và cách lựa chọn bộ đàm phù đạt tiêu chuẩn chống bụi/nước phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

Đừng quên theo dõi và cập nhật các bài viết chia sẻ về lĩnh vực thông tin vô tuyến bổ ích tại website chính thức phanphoimotorola.vn hoặc hotline:0904 991 381.

Bài viết liên quan

08

01

Tổng quan về sóng bộ đàm VHF

Băng tần VHF là sự lựa chọn ban đầu cho các bộ đàm manpack được quân đội mặt đất sử dụng để liên lạc trong khu vực địa phương tám km (năm dặm) hoặc lâu hơn. Motorola solutins bổ sung danh mục thiết bị bộ đàm VHF, HF chuyên biện cho quân sự,... bằng việc mua lại thương hiệu Barrett Communications.

08

01

Hướng dẫn kiểm tra tên máy bộ đàm Motorola để mua phụ kiện phù hợp

Đôi lúc để chọn mua phụ kiện tương thích với máy bộ đàm Motorola của mình đang sử dụng hay để duyệt qua các phụ kiện có sẵn để mua trên trang web này, bạn sẽ cần biết (model/mã hàng) bộ đàm bạn đang sử dụng, để đảm bảo rằng bạn mua các phụ kiện tương thích với đúng kiểu máy bộ đàm.

08

01

5 tính năng an toàn hàng đầu của máy bộ đàm kỹ thuật số Motorola dòng MOTOTRBO ( 22-09-2020 )

Tính năng an toàn hàng đầu của máy bộ đàm Motorola dòng MOTOTRBO ™

  • Event-Driven Location Update
  • Transmit Interrupt.
  • Digital Emergency.
  • Emergency Search Tone.
  • Lone Worker and Man Down.

08

01

Tầm quan trọng của bộ đàm trong khách sạn

Trung tâm phân phối Motorola miền Bắc có đầy đủ các giải pháp và thiết bị để tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các hệ thống bộ đàm cho khách sạn cao tầng. Quý khách có hu cầu liên hệ: 0904 991 381 hoặc email: motorola@radios.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

 

08

01

Sự khác biệt giữa bộ đàm UHF và bộ đàm VHF là gì?

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà khách hàng hỏi chúng tôi là sự khác biệt giữa bộ đàm UHF và bộ đàm VHF là gì? Đây là một câu hỏi quan trọng bởi vì cả hai đều có những lợi thế khác nhau và loại bộ đàm phù hợp với bạn lại phụ thuộc vào môi trường và nhu cầu sử dụng của bạn.

08

01

Hệ Thống Bộ Đàm Nhà Máy | Case Study Samsung SDS Việt Nam

Tập đoàn Samsung, với tầm nhìn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá mang lại giá trị thiết thực cho cuộc sống con người, đã không ngừng khẳng định vị thế của mình trong làng thiết bị điện tử toàn cầu. Trải qua nhiều thập kỷ hoạt động đa dạng và không ngừng phát triển

08

01

Đăng ký giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

Để sử dụng máy bộ đàm đúng với quy định của pháp luật, người sử dụng cần phải thực hiện đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện (Máy bộ đàm) với Cục Tần số.

08

01

Những điều cần biết về máy bộ đàm

Bộ đàm là từ thông dụng để nói về máy thu phát vô tuyến liên lạc 2 chiều. Bộ đàm thường dùng để liên lạc thoại giữa 1 máy với 1 hoặc nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Đặc điểm của máy bộ đàm là luôn có phím “Nhấn để nói” PTT cho bạn liên lạc tức thì.

08

01

Cách giảm chi phí đăng ký tần số bộ đàm cho doanh nghiệp

Đối với hầu hết các doanh nghiệp sử dụng bộ đàm, đặc biệt là bộ đàm sử dụng tần số UHF/VHF, bắt buộc phải đăng ký tần số bộ đàm với Cục tần số thì mới được coi là sử dụng hợp pháp. Tuy nhiên, chi phí đăng ký tần số và duy trì hàng năm đối với hệ thống càng nhiều bộ đàm thì càng tốn kém, chưa kể hiện nay xin cấp phép tần số cũng càng lúc càng khó. 

08

01

Bộ đàm cầm tay cho khu công nghiệp,xây dựng cần những tính năng gì

Bộ đàm cầm tay cho khu công nghiệp, xây dựng sẽ cần có những tính năng riêng do môi trường làm việc đặc thù. Vậy những tính năng riêng biệt đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của phanphoimotorola.vn