Đăng ký giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

08

01

Để sử dụng máy bộ đàm đúng với quy định của pháp luật, người sử dụng cần phải thực hiện đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện (Máy bộ đàm) với Cục Tần số.
       Đối với những trường hợp không thực hiện đăng kí sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật.

1.Thành phần, số lượng hồ sơ xin giấy phép sử dụng tần số bao gồm:

  • Hồ sơ cấp mới gồm:

+ Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (không áp dụng đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ);

+ Bản sao có chứng thực theo quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

  •  Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm:

+ Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (nếu giấy phép được cấp trước đây có thay đổi).

  •  Hồ sơ sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:

+ Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Các tài liệu giải thích nội dung cần sửa đổi, bổ sung (khi được yêu cầu).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, tối đa không quá 06 tháng đối với trường hợp đặc biệt

3.Trình tự thực hiện

  •  Tổ chức và cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (sau đây gọi là người  sử dụng) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (sau đây gọi là hồ sơ cấp phép) theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  •  Người sử dụng gửi hồ sơ xin cấp phép về Cục Tần số vô tuyến điện hoặc các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực hoặc các Sở Thông tin và Truyền thông được Cục Tần số ủy quyền.
  •  Cục Tần số vô tuyến điện thụ lý hồ sơ cấp phép:

+ Cục Tần số vô tuyến điện giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

+ Trường hợp đặc biệt, khi hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện của cùng một tổ chức, cá nhân gửi trong vòng 20 ngày làm việc có số lượng tần số vô tuyến điện cần phải ấn định vượt quá 100 tần số thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Tần số số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản l‎‎ý do và dự kiến thời gian giải quyết (tối đa không quá 6 tháng) cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Cục Tần số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 20 ngày làm việc hoặc tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp đặc biệt.

+ Đối với trường hợp phải thay đổi tần số do không xử lý được nhiễu có hại, thời hạn giải quyết cấp giấy phép không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về xử lý nhiễu có hại.

+ Người sử dụng căn cứ văn bản nhận được từ Cục Tần số vô tuyến điện để bổ sung hồ sơ, nộp phí theo thông báo, sau đó nhận giấy phép tại nơi thu phí và lệ phí hoặc qua đường bưu điện.

Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản khai mẫu 1g – Bản khai đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (Đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số VTĐ thuộc nghiệp vụ di động) của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Lệ phí

  • Lệ phí cấp giấy phép: Lệ phí cấp mới 1 lần đối với thiết bị có công suất 1W < P ≤ 15W: 300.000/ lần
  • Lệ phí sử dụng tần số: 
        + Thiết bị có công suất phát ≤ 5W: phí sử dụng 1.100.000/ năm / tần số
        + Thiết bị có công suất phát > 5W: phí sử dụng 11.000.000/ năm/ tần số

Bài viết liên quan

08

01

Tổng quan về sóng bộ đàm VHF

Băng tần VHF là sự lựa chọn ban đầu cho các bộ đàm manpack được quân đội mặt đất sử dụng để liên lạc trong khu vực địa phương tám km (năm dặm) hoặc lâu hơn. Motorola solutins bổ sung danh mục thiết bị bộ đàm VHF, HF chuyên biện cho quân sự,... bằng việc mua lại thương hiệu Barrett Communications.

08

01

Hướng dẫn kiểm tra tên máy bộ đàm Motorola để mua phụ kiện phù hợp

Đôi lúc để chọn mua phụ kiện tương thích với máy bộ đàm Motorola của mình đang sử dụng hay để duyệt qua các phụ kiện có sẵn để mua trên trang web này, bạn sẽ cần biết (model/mã hàng) bộ đàm bạn đang sử dụng, để đảm bảo rằng bạn mua các phụ kiện tương thích với đúng kiểu máy bộ đàm.

08

01

5 tính năng an toàn hàng đầu của máy bộ đàm kỹ thuật số Motorola dòng MOTOTRBO ( 22-09-2020 )

Tính năng an toàn hàng đầu của máy bộ đàm Motorola dòng MOTOTRBO ™

  • Event-Driven Location Update
  • Transmit Interrupt.
  • Digital Emergency.
  • Emergency Search Tone.
  • Lone Worker and Man Down.

08

01

Tầm quan trọng của bộ đàm trong khách sạn

Trung tâm phân phối Motorola miền Bắc có đầy đủ các giải pháp và thiết bị để tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các hệ thống bộ đàm cho khách sạn cao tầng. Quý khách có hu cầu liên hệ: 0904 991 381 hoặc email: motorola@radios.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

 

08

01

Sự khác biệt giữa bộ đàm UHF và bộ đàm VHF là gì?

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà khách hàng hỏi chúng tôi là sự khác biệt giữa bộ đàm UHF và bộ đàm VHF là gì? Đây là một câu hỏi quan trọng bởi vì cả hai đều có những lợi thế khác nhau và loại bộ đàm phù hợp với bạn lại phụ thuộc vào môi trường và nhu cầu sử dụng của bạn.

08

01

Hệ Thống Bộ Đàm Nhà Máy | Case Study Samsung SDS Việt Nam

Tập đoàn Samsung, với tầm nhìn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá mang lại giá trị thiết thực cho cuộc sống con người, đã không ngừng khẳng định vị thế của mình trong làng thiết bị điện tử toàn cầu. Trải qua nhiều thập kỷ hoạt động đa dạng và không ngừng phát triển

08

01

Những điều cần biết về máy bộ đàm

Bộ đàm là từ thông dụng để nói về máy thu phát vô tuyến liên lạc 2 chiều. Bộ đàm thường dùng để liên lạc thoại giữa 1 máy với 1 hoặc nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Đặc điểm của máy bộ đàm là luôn có phím “Nhấn để nói” PTT cho bạn liên lạc tức thì.

08

01

Cách giảm chi phí đăng ký tần số bộ đàm cho doanh nghiệp

Đối với hầu hết các doanh nghiệp sử dụng bộ đàm, đặc biệt là bộ đàm sử dụng tần số UHF/VHF, bắt buộc phải đăng ký tần số bộ đàm với Cục tần số thì mới được coi là sử dụng hợp pháp. Tuy nhiên, chi phí đăng ký tần số và duy trì hàng năm đối với hệ thống càng nhiều bộ đàm thì càng tốn kém, chưa kể hiện nay xin cấp phép tần số cũng càng lúc càng khó. 

08

01

Bộ đàm cầm tay cho khu công nghiệp,xây dựng cần những tính năng gì

Bộ đàm cầm tay cho khu công nghiệp, xây dựng sẽ cần có những tính năng riêng do môi trường làm việc đặc thù. Vậy những tính năng riêng biệt đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của phanphoimotorola.vn

08

01

Lý do doanh nghiệp nên dùng bộ đàm

Nhờ vào những tính năng ưu việt và công nghệ tiên tiến, điện thoại di động trở thành một vật bất ly thân của mỗi chúng ta, đặc biệt trong vấn đề liên lạc. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, những chiếc smartphone lại tiềm ẩn những rủi ro làm rò rỉ thông tin và làm giảm hiệu suất làm việc.