05
01Không ít khách hàng đến nay vẫn lầm tưởng về khả năng hoạt động của máy bộ đàm là tương đương với một chiếc điện thoại di động về khả năng nghe gọi truyền thông tin ở bất kì đâu tại bất kì thời điểm nào. Chúng tôi khẳng định quan niệm này không chính xác vì nguyên lý hoạt động giữa bộ đàm và điện thoại là hoàn toàn trái ngược.
Máy bộ đàm là thiết bị thu phát vô tuyến điện ở dải băng tần thấp hơn so với sóng di động trên điện thoại: dải VHF trên bộ đàm khoảng từ 136-174Mhz và UHF thuộc dải tần 400-470Mhz. Trong khi sóng CDMA trên điện thoại thấp nhất là 800Mhz và cao nhất có thể đạt 1000Mhz. Cơ chế hoạt động trên thiết bị máy bộ đàm là truyền thoại một chiều đồng nghĩa là thông tin chỉ được truyền đi ở một chiều duy nhất, người nhận cuộc gọi không thể trả lời ngay lập tức mà phải đợi tín hiệu ngắt đi, hoàn toàn khác với khả năng giao tiếp hai chiều trên thiết bị điện thoại.
Ngoài ra, khoảng cách liên lạc của máy bộ đàm hầu như được mọi khách hàng quan tâm khi tìm mua thiết bị. Chúng tôi cam kết rằng không có mẫu bộ đàm nào trên thị trường có cự ly liên lạc 3-5km ở mọi môi trường, mọi điều kiện thời tiết như nhiều công ty quảng cáo. Trên thực tế, máy bộ đàm chỉ có cự ly liên lạc đảm bảo chất lượng sóng ổn định và tín hiệu âm thanh rõ ràng ở khoảng cách từ 500m – 1,5km ở đô thị, 1km-2km ở khu vực thoáng ít vật cản và 10-15 tầng trong một tòa nhà cao ốc.
Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, Hệ Thống Bộ Đàm sẽ nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến cự ly liên lạc của máy bộ đàm để giải đáp câu hỏi mà mọi khách hàng khi bắt đầu sử dụng đều có chung thắc mắc này!
Như đã đề cập ở phần đầu của bài viết, máy bộ đàm chỉ có thể đạt hiệu quả liên lạc cả về chất lượng âm thanh và chất lượng sóng ổn định nhất trong khoảng 500m-2km tùy theo môi trường và địa hình sử dụng máy bộ đàm.
Bản chất của tín hiệu sóng vô tuyến bị ảnh hưởng và quyết định bởi các yếu tố môi trường rất lớn thường thì sẽ theo chiều hướng xấu có nghĩa rằng sóng của bộ đàm sẽ trở nên bị giới hạn ở các địa hình chúng tôi liệt kê chi tiết sau đây:
· - Điều kiện thời tiết: mưa bão, khu vực có từ trường.
- Địa hình chật hẹp với nhiều vật chắn: khu vực đồi núi, nội đô thành phố với nhiều nhà cao tầng, công trình xây dựng
- Các thiết bị ngoại vi: máy bơm, máy phát điện hoặc thiết bị motor hoạt động với công suất lớn
Trong danh sách trên, yếu tố cản trở tín hiệu sóng vô tuyến lớn nhất chính là địa hình thành phố với nhiều công trình bê tông dày đặc mọc san sát. Với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng như hiện nay, thật khó để người sử dụng bộ đàm có thể tránh khỏi yếu tố này! Với kết quả thử sóng bộ đàm thực tế cách của bộ đàm công suất 4W, dải tần UHF (400-470Mhz) trong khu vực đô thị trong thành phố, Hệ Thống Bộ Đàm thu được kết quả trên các model bộ đàm cầm tay: HYT TC508, Motorola XiR C2620/XiR P3688/XiR P6600i đều có khoảng cách liên lạc trung bình từ 700m - 1,5km.
Ngoài ra, địa hình phức tạp nhiều đồi núi cũng được xem là vật cản thiên nhiên làm cản trở sự lan truyền sóng bộ đàm. Nếu bạn đứng ở chân núi phía đối diện, bạn sẽ không thể nhận được bất kì tín hiệu nào, thuật ngữ trong lĩnh vực hay còn được gọi là “Vùng tối” hay “điểm chết” bởi vì tại điểm này rất khó để cải thiện chất lượng tín hiệu âm thanh (Hình minh họa)
Bên cạnh các yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến khả năng truyền sóng của bộ đàm, một lỗi cơ bản nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cự li liên lạc của thiết bị chính là dải tần, còn được gọi là sóng hoạt động: VHF hoặc UHF. Nếu người sử dụng thiếu kiến thức khi trang bị hoặc không được nhà cung cấp tư vấn kỹ càng thì sai sót đã bắt đầu ngay từ thời điểm ban đầu bởi vì hai dạng sóng này hoàn toàn khác nhau về phương di chuyển và cách chúng phản ứng khi gặp vật chắn.
Theo quy định của Cục Tần Số Vô Tuyến Điện Việt Nam, dải tần chính thức cho phép được sử dụng cho các thiết bị liên lạc vô tuyến điện được chia thành: VHF (136-174MHz) và UHF (403-470MHz).
Vậy nên chọn bộ đàm sóng VHF hay UHF là thích hợp ?? Mời các bạn tham khảo tiếp sau đây!
Trước khi bắt đầu làm rõ sự khác nhau giữa VHF và UHF, chúng tôi khẳng định không có dải tần nào là vượt trội hơn cả, vì cả hai đều khác nhau về tính chất và khả năng hoạt động ở tùy điều kiện môi trường khác nhau.
Với VHF, đây là tần số có khả năng phát sóng với bước sóng lớn đồng nghĩa với việc tín hiệu sẽ được truyền đi xa hơn. Cùng so sánh bộ đàm VHF và UHF ở cùng một điều kiện hoạt động là địa hình trống trải, không vật cản như: đồi núi, tòa nhà, máy móc,…thì sóng VHF có cự li truyền tín hiệu gần như gấp đôi bộ đàm dải tần UHF có cùng thông số kỹ thuật.
Vậy UHF thì sao ? tính chất của sóng này là có bước sóng ngắn hơn VHF, nhưng chính vì vậy mà bộ đàm UHF luôn có khả năng xuyên vật cản tốt hơn VHF bởi vì bước sóng ngắn sẽ dễ dàng phản xạ khi gặp vật cản từ đó len lõi vào các khoảng trống dù là nhỏ nhất trong cấu trúc của vật cản. Trong khi VHF sẽ không thể vượt qua các cấu trúc này vì bước sóng dài.
Ngắn gọn: chọn VHF nếu địa hình sử dụng bộ đàm là môi trường thoáng, ít vật cản. Ngược lại, sóng UHF sẽ là hoàn hảo cho các khu vực nhiều vật cản: bê tông, máy móc, đồi núi,…
Mỗi thương hiệu, mỗi model máy bộ đàm đều khác nhau về mẫu mã, kiểu dáng bao gồm cả kích thước của anten thu phát sóng. Xu hướng ngày nay, đa số người sử dụng ưu tiên chọn các loại bộ đàm có kích thước nhỏ gọn và được trang bị anten ngắn nhất có thể để dễ dàng sử dụng suốt các ca làm việc lâu dài, ngay cả các hãng sản xuất bộ đàm cũng sản xuất ra nhiều loại anten với các kích thước khác nhau để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, sự thật là kiểu Anten ngắn sẽ ảnh hưởng và làm ngắn khả năng truyền tín hiệu của bộ đàm lên đến 25% so với loại anten có kích thước tiêu chuẩn khác.
Một yếu tố mà khách hàng khi tìm mua máy bộ đàm cũng thường hay quan tâm đó chính là thông số: công suất phát của thiết bị, kí hiệu đo lường là W (Watts). Một thiết bị có thông số mức công suất càng lớn đồng nghĩa với việc khả năng truyền tin càng xa.
Nhưng không vì thế mà các bạn có thể tùy tiện chọn bộ đàm có mức công suất càng cao là càng có lợi. Theo quy định của Ủy ban Thông Tin Liên Lạc Liên Bang Mỹ (FCC), mức công suất cao vượt quá ngưỡng cho phép của cơ thể con người sẽ có tác động xấu đến sức khỏe của người sử dụng, nhất là đối với những doanh nghiệp sử dụng bộ đàm là công cụ liên lạc chính để kết nối nội bộ và luôn trang bị bộ đàm bên người trong mọi tình huống.
Chính vì điều này, các nhà sản xuất máy bộ đàm hàng đầu thế giới hiện nay: Motorola, Hytera, Icom, Kenwood đều có quy chuẩn mức công suất không vượt quá 5W với máy bộ đàm cầm tay để đảm bảo sự an toàn sức khỏe với khách hàng của mình!
Nếu một ngày, bạn tìm thấy máy bộ đàm có mức công suất phát >6W, thậm chí có thể lên đến 20W thì đừng chớ dại mà sử dụng vì chắc chắn rằng thiết bị bộ đàm đó không đảm bảo về xuất xứ/nguồn gốc chính hãng!
Khi bạn đang đứng ở vị trí có tín hiệu kém, cố gắng di chuyển sang vị trí xung quanh có điều kiện thông thoáng hơn điều này sẽ giúp tín hiệu âm thanh của bộ đàm sẽ được cải thiện rõ rệt
Đảm bảo máy bộ đàm đã được lập trình ở mức công suất cao nhất, chế độ High
Đảm bảo pin cấp nguồn cho bộ đàm phải ở mức trung bình trở lên, hạn chế thực hiện cuộc gọi khi pin yếu.
Lắp đặt trạm chuyển tiếp tín hiệu/trạm lặp bộ đàm để tăng khoảng cách liên lạc giữa các máy bộ đàm trong một khu vực cụ thể.
Bài viết giới thiệu về các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách liên lạc của máy bộ đàm của chúng tôi chia sẻ hi vọng sẽ góp phần giúp bạn đọc có thêm kiến thức về khả năng truyền tin của một máy bộ đàm trong từng điều kiện môi trường hoạt động từ đó rút ra cách khắc phục tình trạng tín hiệu yếu hoặc kém bằng các mẹo nhỏ mà chúng tôi đã nêu ra.
Đừng quên theo dõi và cập nhật các bài viết chia sẻ về lĩnh vực thông tin vô tuyến bổ ích tại website chính thức của phanphoimotorola.vn !
Băng tần VHF là sự lựa chọn ban đầu cho các bộ đàm manpack được quân đội mặt đất sử dụng để liên lạc trong khu vực địa phương tám km (năm dặm) hoặc lâu hơn. Motorola solutins bổ sung danh mục thiết bị bộ đàm VHF, HF chuyên biện cho quân sự,... bằng việc mua lại thương hiệu Barrett Communications.
Tính năng an toàn hàng đầu của máy bộ đàm Motorola dòng MOTOTRBO ™
Trung tâm phân phối Motorola miền Bắc có đầy đủ các giải pháp và thiết bị để tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các hệ thống bộ đàm cho khách sạn cao tầng. Quý khách có hu cầu liên hệ: 0904 991 381 hoặc email: motorola@radios.vn để được hỗ trợ tốt nhất.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà khách hàng hỏi chúng tôi là sự khác biệt giữa bộ đàm UHF và bộ đàm VHF là gì? Đây là một câu hỏi quan trọng bởi vì cả hai đều có những lợi thế khác nhau và loại bộ đàm phù hợp với bạn lại phụ thuộc vào môi trường và nhu cầu sử dụng của bạn.
Tập đoàn Samsung, với tầm nhìn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá mang lại giá trị thiết thực cho cuộc sống con người, đã không ngừng khẳng định vị thế của mình trong làng thiết bị điện tử toàn cầu. Trải qua nhiều thập kỷ hoạt động đa dạng và không ngừng phát triển
Để sử dụng máy bộ đàm đúng với quy định của pháp luật, người sử dụng cần phải thực hiện đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện (Máy bộ đàm) với Cục Tần số.
Bộ đàm là từ thông dụng để nói về máy thu phát vô tuyến liên lạc 2 chiều. Bộ đàm thường dùng để liên lạc thoại giữa 1 máy với 1 hoặc nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Đặc điểm của máy bộ đàm là luôn có phím “Nhấn để nói” PTT cho bạn liên lạc tức thì.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp sử dụng bộ đàm, đặc biệt là bộ đàm sử dụng tần số UHF/VHF, bắt buộc phải đăng ký tần số bộ đàm với Cục tần số thì mới được coi là sử dụng hợp pháp. Tuy nhiên, chi phí đăng ký tần số và duy trì hàng năm đối với hệ thống càng nhiều bộ đàm thì càng tốn kém, chưa kể hiện nay xin cấp phép tần số cũng càng lúc càng khó.
Bộ đàm cầm tay cho khu công nghiệp, xây dựng sẽ cần có những tính năng riêng do môi trường làm việc đặc thù. Vậy những tính năng riêng biệt đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của phanphoimotorola.vn