08
01Nhu cầu giao tiếp hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong việc vận hành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp ngày nay, chính vì vậy mà máy bộ đàm cho đến bây giờ vẫn là một trong những thiết bị liên lạc mang đến sự kết nối nhanh chóng và hiệu quả mà khó có một thiết bị điện tử nào khác có thể thay thế được nó!
Hiện nay, sự đa dạng về chủng loại và các tính năng hiện đại trên máy bộ đàm có thể cung cấp nhiều sự lựa chọn cho các khách hàng tùy theo nhu cầu sử dụng. Trong bài viết này, phanphoimotorola.vn sẽ giới thiệu sự khác biệt giữa hai loại máy bộ đàm hiện nay là bộ đàm truyền thống và bộ đàm 3G/4G. Tìm hiểu về những đặc điểm độc đáo của từng loại sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông tin và hiệu quả khi chọn lựa công cụ liên lạc phù hợp.
Kể từ khi phát minh và áp dụng rộng rãi bởi Tập đoàn viễn thông Motorola (Mỹ) trong thế chiến thứ 2 năm 1940, máy bộ đàm đã trở thành một thiết bị liên lạc vô tuyến cung cấp khả năng liên lạc hiệu quả, tiết kiệm chi phí và bền bỉ vẫn còn được áp dụng phổ biến cho đến ngày nay.
Đặc điểm dễ nhận biết của bộ đàm truyền thống là chúng hoạt động trên nguyên lý truyền tín hiệu âm thanh dựa trên sóng tần số vô tuyến (hoạt động từ dải tần số 130-570MHz). Khi người dùng bật máy bộ đàm truyền thống lên, tín hiệu âm thanh được thu vào bởi mic và được chuyển đổi lại thành tín hiệu sóng vô tuyến sau đó được truyền ra không gian bên ngoài bằng Anten đúng với mức công suất phát của thiết bị. Một khi tín hiệu sóng vô tuyến này được thu bằng máy bộ đàm khác ở một vị trí bất kì, nó sẽ được chuyển đổi lại thành tín hiệu điện và sau đó được đưa vào loa để phát ra âm thanh. Tín hiệu này được xử lý qua bộ lọc để loại bỏ tiếng ồn và nhiễu trước khi được phát ra cho người nhận tín hiệu âm thanh.
Là một sản phẩm ra đời từ cuộc cách mạng phát triển công nghệ trong thế kỷ 21, máy bộ đàm 3G/4G/LTE hiển nhiên được tích hợp nhiều tính năng, công nghệ hiện đại so với bộ đàm truyền thống đặc biệt là phương thức hoạt động truyền tín hiệu âm thanh thông qua kết nối mạng di dộng 3G/4G (từ 1800Mhz – 2400Mhz).
Ngoài ra, bộ đàm 3G/4G/LTE còn có thể thực hiện các tính năng truyền dữ liệu (data): hình ảnh, âm thanh thoại, tin nhắn, trình duyệt web, thậm chí là video call nhờ công nghệ di động 3G/4G ngày nay.
Bộ Đàm Truyền Thống: Sử dụng sóng tần số radio (RF) để truyền thông tin. Dải tần hoạt động hoạt động trên các băng tần UHF (400-470Mhz) và VHF (136-174Mhz)
Bộ Đàm 3G/4G: Sử dụng công nghệ di động thế hệ thứ 3 (3G) hoặc thế hệ thứ 4 (4G), tận dụng mạng di động để truyền dữ liệu và âm thanh (có khe lắp sim)
Bộ Đàm Truyền Thống: Có phạm vi sóng hạn chế, phụ thuộc nhiều vào môi trường xung quanh và yếu tố cản trở như tòa nhà, đồng bằng, hay cây cối,…Phạm vi liên lạc hiệu quả 1-3km
Bộ Đàm 3G/4G: kết nối truyền âm thanh mọi lúc mọi nơi miễn có kết nối với sóng di động 3G/4G. Không bj giới hạn bởi khoảng cách và vị trí địa lý. Phạm vi liên lạc có thể lên tới 10km – 10.000km.
Bộ Đàm Truyền Thống: Chất lượng âm thanh thường đủ để truyền thông tin cơ bản, nhưng không thể so sánh với chất lượng cao của các công nghệ hiện đại.
Bộ Đàm 3G/4G: Có chất lượng âm thanh cao hơn, giúp người dùng truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng hơn
Bộ Đàm Truyền Thống: Tích hợp các tính năng cơ bản như gọi điện, nghe, và nói. Thường có thiết kế đơn giản và dễ sử dụng.
Bộ Đàm 3G/4G: Ngoài các tính năng cơ bản, còn hỗ trợ video call, truyền dữ liệu, kết nối Internet, và có thể chạy các ứng dụng đa phương tiện.
Bộ Đàm Truyền Thống: Thường có thời lượng pin lâu dài do không sử dụng nhiều tính năng cao cấp.
Bộ Đàm 3G/4G: Thời lượng pin thường ngắn hơn do việc sử dụng các tính năng mạng và truyền dữ liệu.
Bộ Đàm Truyền Thống: Thường có chi phí đầu tư thấp hơn, trong quá trình sử dụng không tốn thêm bất kì phí duy trì mạng, thuê bao hàng tháng nào => không phụ thuộc vào nhà cung cấp mạng sóng di động
Bộ Đàm 3G/4G: Thường có giá thành cao vì được tích hợp nhiều công nghệ mới, phải đóng tiền duy trì sever/thuê bao nhà mạng hàng tháng hoặc năm => phụ thuộc vào nhà cung cấp mạng sóng di động
Quyết định chọn mua giữa bộ đàm truyền thống và bộ đàm 3G/4G phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể và yêu cầu công việc của bạn. Dưới đây là một số điểm cần xem xét để giúp bạn đưa ra quyết định trước khi lựa chọn mua sắm:
Môi trường hoạt động: Nếu công việc của bạn thường xuyên ở môi trường khắc nghiệt như xây dựng, công trường, nhà máy,…thì bộ đàm truyền thống nên được ưu tiên vì các dòng bộ đàm này đều đạt chứng chỉ chống va đập theo tiêu chuẩn Quân đội (MIL-STD810) và tiêu chuẩn kín bụi/nước (IP54 trở lên)
Chi phí mua sắm/bảo trì: Nếu bạn có ngân sách hạn chế, bộ đàm truyền thống thường có chi phí đầu tư thấp và chi phí bảo hành sửa chữa thấp
Nhu cầu liên lạc: yêu cầu liên lạc của bạn chủ yếu là gọi điện và truyền tin nhắn đơn giản, không đòi hỏi các tính năng cao cấp, bộ đàm truyền thống có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bạn.
Phạm vi liên lạc: nhu cầu liên lạc nội bộ vận hành đội ngũ sản xuât trong một phạm vi nhất định: nhà máy, cảng biển/sân bay/nhà ga, khách sạn/resort,… thì máy bộ đàm truyền thống hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu này!
Yêu Cầu Kết Nối Internet: Nếu công việc của bạn đòi hỏi truyền tải dữ liệu nhanh, cần truy cập Internet di động, hoặc sử dụng các ứng dụng đa phương tiện như video call, bộ đàm 3G/4G là lựa chọn phù hợp.
Tính Năng Đa Dạng: Bạn cần tính năng video call, truyền dữ liệu, định vị GPS, và khả năng kết nối với các ứng dụng thông tin nâng cao.
Kết Nối Linh Hoạt: Nếu công việc của bạn yêu cầu di chuyển liên tục và cần kết nối ở nhiều địa điểm khác nhau, bộ đàm 3G/4G sẽ mang lại sự linh hoạt cần thiết.
Tóm lại, trước khi chọn mua máy bộ đàm, bạn cần đánh giá cẩn thận về môi trường làm việc, tính năng yêu cầu, và ngân sách để chọn được loại bộ đàm phù hợp nhất với nhu cầu cụ thể của bạn.
Qua bài viết chia sẻ về sự khác nhau giữa máy bộ đàm truyền thống và bộ đàm 3G/4G này, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn chi tiết về sự khác biệt giữa 2 loại bộ đàm đang được sử dụng phổ biến ngày nay. Mọi thắc mắc hoặc tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến máy bộ đàm, xin quý khách hàng liên hệ ngay hotline:0904 991 381.
Phụ kiện bộ đàm tuy rằng không phải bộ phận chính nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình người dùng sử dụng bộ đàm. Việc sử dụng thêm phụ kiện sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc khi dùng bộ đàm làm thiết bị liên lạc.
Đối với một chiếc máy bộ đàm thì pin là một trong những phụ kiện quan trọng nhất. Pin khỏe thì thiết bị cũng sẽ hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn. Tuy nhiên hầu hết người dùng bộ đàm hiện nay không phải ai cũng biết cách sạc pin đúng, dẫn đến tuổi thọ của pin giảm dần theo năm tháng.
Máy bộ đàm Hytera là một trong những hãng sản xuất uy tín chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông vô tuyến ngày nay. Với sự đầu tư liên tục vào nghiên cứu và phát triển, Hytera không ngừng cải tiến
Trong các môi trường làm việc nguy hiểm như các khu vực có khí ga, hơi dầu hoặc các ngành công nghiệp sản xuất hóa chất thì việc đảm bảo an toàn cho người lao động luôn là ưu tiên hàng đầu. Trong số các thiết bị an ninh cần thiết đó
Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ mạnh mẽ về mặt phát triển công nghệ tiêu biểu là các mặt hàng đồ điện tử đang thay đổi từng ngày, tuy nhiên bộ đàm vẫn đứng vững và vẫn được xem như một công cụ liên lạc cực kỳ hiệu quả và được sử dụng phổ biến ngày nay dù
Bộ đàm liên lạc đóng vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực an ninh nói chung trong đó các địa điểm thường tập trung nhiều người và tài sản như sân bay và cảng biển thì máy bộ đàm lại càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Hệ thống bộ đàm không chỉ cung cấp tính năng
Trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại ngày nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã mang lại những thay đổi đáng kể trong đời sống con ngườitrong mọi lĩnh vực và ngành nghề. Rất nhiều thiết bị với công nghệ cũ kỹ lạc hậu đã dần bị thay thế và cạnh tranh gắt gao
Máy bộ đàm là thiết bị truyền thông sử dụng sóng vô tuyến để liên lạc giữa các người dùng ở khoảng cách xa. Cấu tạo của máy bộ đàm bao gồm các bộ phận chính như: micro, loa, anten, bộ xử lý, bộ lọc, pin và màn hình hiển thị (nếu có). Các bộ phận này hoạt động cùng nhau
Máy bộ đàm là thiết bị truyền thông sử dụng sóng vô tuyến để liên lạc giữa các người dùng ở khoảng cách xa. Cấu tạo của máy bộ đàm bao gồm các bộ phận chính như: micro, loa, anten, bộ xử lý, bộ lọc, pin và màn hình hiển thị (nếu có). Các bộ phận này hoạt động cùng nhau
Trên thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu máy bộ đàm với rất nhiều tính năng để bạn lựa chọn cho doanh nghiệp của mình, sự đa dạng về chủng loại & tính năng có thể dễ dàng làm bạn phân vân và trong việc phân loại và lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu.